Nghệ nhân Bát Tràng đã tạo nên một chiếc đèn đốt hương tinh dầu gốm như nào?

Gốm là con đẻ của đất, của nước và là biểu tượng của sự ấm áp, cả 2 yếu tố này được người nghệ nhân phối hợp tạo nên chiếc đèn đốt hương tinh dầu gốm Bát Tràng đặc sắc.

Ngày đăng: 22-06-2016

1,516 lượt xem

Gạch Bát Tràng đã nổi tiếng từ lâu rồi, còn gốm Bát Tràng lại làm làm mê hồn khách du lịch. Nhịp sống làng nghề gốm Bát Tràng hối hả, tấp nập trong từng ngôi nhà, ngõ xóm. Những chất liệu hay hình thù của gốm luôn hiện diện khắp những không gian sinh hoạt của mọi người.

Làng nghề Bát Tràng đã tồn tại khoảng 700 năm, nhưng chu trình sống lại không thay đổi nhiều: nguyên liệu đất chở về và sản phẩm gốm đưa đi.

Kỹ thuật làm gốm giờ đây đã tăng lên, làm năng suất lao động và chất lượng sản phẩm cao. Có thể nói làng nghề đã dần trở thành một đại công xưởng. Hầu hết các gia đình trong làng Bát Tràng đều làm gốm.

 

 

Từ thời xưa, nghệ nhân làm gốm bằng cách trộn đất sét với nước rồi nhào luyện tạo độ kết dính rồi vuốt nặn thành các hình thù tùy ý. Gốm Bát Tràng cũng làm theo cách tương tự nhưng đất sét được tinh luyện theo các bước sau: ngâm, lắng, phơi và ủ để tạo xương gốm cứng và chắc, khi nung  không biến dạng. Phương pháp tạo hình bằng cách in khuôn, rót khuôn đã hình thức vuốt nặn bằng tay.

Đèn xông tinh dầu gốm Bát Tràng chính hiệu

Cốt gốm của đèn đốt hương tinh dầu Bát Tràng sau khi tạo hình thì được phơi hoặc sấy khô sao cho không bị nứt nẻ, cong vênh. Khi cốt gốm đã định hình thì người thợ gốm sẽ chỉnh sửa bằng cách làm hàng bộ hay làm hàng bàn.

Ở công đoạn sửa này, tuỳ vào loại sản phẩm đèn đốt hương tinh dầu gốm Bát Tràng mà thợ thủ công sẽ làm các việc như cắt gọt, bồi đắp, chắp ghét, khoan lỗ, tỉa đường nét, hoa văn sau đó thuật nước để mịn bề mặt sản phẩm.

Vóc gốm của đèn đốt tinh dầu gốm Bát Tràng cần phải hong khô hoàn toàn theo cách xếp trên giá và để ở nơi thoáng mát. Tuy nhiên, khi cần gấp thì nhiều người lại dùng cách sấy trong lò muối, tăng nhiệt dần dần để cho nước bốc hơi để làm sạch và mịn bề mặt.

Sau đó, vóc gốm này sẽ mang đi tráng men, bước này rất quan trọng làm ảnh hưởng tới sự thẩm mĩ của đèn đốt hương tinh dầu gốm, vì thế nó là bí quyết cần được gìn giữ của thợ gốm Bát tràng.

Để trang trí đèn đốt tinh dầu gốm Bát Tràng, thợ làm gốm sẽ dùng bút lông vẽ các họa tiết trực tiếp trên nền mộc, hay dùng cách khắc chìm hoặc đắp nổi hoa văn. Thợ gốm Bát Tràng có nhiều hình thức khác để trang trí như vẽ men màu, hoặc bôi men chảy, đánh chỉ.

 

 

Cuối cùng, người làm gốm sẽ đem sản phẩm mình tạo ra đi nung. Kỹ thuật nung gốm cổ truyền là dùng đốt củi, đốt than. Đây là công việc rất nặng nhọc và chứa nhiều nguy cơ rủi ro.

Một chiếc đèn đốt tinh dầu gốm Bát Tràng ra đời là thành quả của một quá trình làm việc miệt mài và tỉ mỉ, chứa đựng bao công sức và tâm huyết của người làm gốm.

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha